Nhãn

Bài học từ sách “ĐỌC VỊ BẤT CỨ AI” (phần 1)

 



LIỆU ĐỐI PHƯƠNG CÓ ĐANG CHE GIẤU ĐIỀU GÌ?


Thủ thuật 1: Đọc tâm trí, xem người đó có thoải mái khi nghe vấn đề đó không?

– Hỏi bâng quơ người đó có biết sự việc đó không


– Nói suy nghĩ của mình về vấn đề đó cho người đó nghe


– Nói với họ người quen của mình đang gặp vấn đề đó để xem lời khuyên của họ


Thủ thuật 2: Gọi bác sĩ Bombay

Một người sẽ có mức độ quan tâm như nhau tới điều mà họ không biết trước nhưng dồn sự chú ý vào điều họ biết hoặc đang che giấu. Sau đó vờ qua điều khác.


– Cung cấp cho đối tượng những lựa chọn tương đương nhau. Nếu sự chú ý của người ta hướng về một phía, việc anh ta có điều che giấu liên quan đến chuyện đó là hoàn toàn có thể.


– Nếu với người đó toàn bộ dữ kiện mình có nhưng thay đổi một vài điểm quan trọng. Nếu hắn làm thì hắn sẽ biết toàn bộ chuyện nên sẽ tập trung vào dữ kiện sai.


Thủ thuận 3: Bạn đang nghĩ gì?

Thông báo cho người đó về sự việc đó. Người bị nghi ngờ nhầm sẽ dễ dàng nổi giận vì cho rằng mình bị xúc phạm, còn người mắc lỗi sẽ mặc định cho mình trạng thái phòng ngự và tìm cách thuyết phục mình không làm.


Thủ thuật 4: Lảng tránh hoặc biểu lộ

Nói với họ người làm việc này hay có thái độ/thói quen này. Nếu không làm, họ sẽ bác bỏ ý kiến này. Nếu làm, họ sẽ lẳng lặng không làm thái độ/ thói quen đó, dù trước đó họ có làm thái độ/ thói quen đó.


Thủ thuật 5: Đề phòng sẽ gây ra hành động dại dột

– Thông báo với người tình nghi và người cộng sự (được cài vào) rằng 1 trong 2 người là thử phạm. Gắn 1 đặc điểm vào thủ phạm. Nếu người tình nghi quan tâm, để ý người cộng sự thì vô tội. Nếu họ không để ý vì họ là người làm nên có đặc điểm đó thì là thủ phạm.


– Đối với một nhóm người thì thông báo: người phạm lỗi bị phạt, người khác được thưởng. Nếu người nào hào hứng tham gia và hỏi thưởng cái gì… thì họ vô tội. Người phạm lỗi sẽ khép nép, im lặng từ đầu đến cuối.


Thủ thuật 6: Bạn sẽ làm chuyện đó thế nào?

Khi biết được cách thức phạm tội và đó là cách làm duy nhất, dễ dàng nhất, ta hỏi họ: nếu bạn là tội phạm, bạn sẽ làm thế nào? Nếu họ trả lời thẳng thắn cách làm đúng thì họ vô tội. Bằng không, họ sẽ trả lời lòng vòng, sai cách.

NHỮNG ĐIỀU TRƯỚC KHI HỌC NGOẠI NGỮ NÊN BIẾT - phần 1 - ĐỘNG LỰC HỌC NGOẠI NGỮ

 


Trải qua thời gian tiếp xúc và học tiếng Anh, Pháp, Đức, Thái và những người bạn học tiếng Hàn, Trung, Nhật… (chỉ tiếp xúc và học chứ mình chưa dám nhận là giỏi nhé) tôi nhận ra vài điều giống nhau giữa các ngôn ngữ và hình thành quá trình học một ngoại ngữ mới cho bản thân.

Điều đầu tiên khi làm bất cứ điều gì, không chỉ riêng việc học ngoại ngữ bạn cần phải làm đó chính là xác định động lực, tại sao bạn muốn học ngoại ngữ đó. Và việc xác định mục tiêu này cần cụ thể và xuất phát từ mong muốn nội lực bên trong của bản thân. Điều gì khiến bạn không học ngoại ngữ là không thể sống tốt được.

Với một đứa trẻ, đứa nào cũng phải biết nói để giao tiếp, thể hiện mong muốn với người lớn. Có bao giờ bạn thấy một đứa trẻ bực bội, nằng nặc đòi bạn làm cái gì cho nó mà vì không thể nói cho bạn hiểu để đáp ứng nhu cầu của nó chưa. Nó cũng ức chế và đó sẽ là động lực để nó phải tập nói. Khi bạn tập nói cho nó thì có phải bạn dùng cách “gọi ba đi” rồi bạn mới cho nó bánh hay làm gì cho nó không? Đó là lúc bạn thúc đẩy nó phải học nói.

Ta lại nói do trẻ em có môi trường nên nó học được. Nhưng bạn có thấy những người dù ở nước nói tiếng Anh nhưng họ lại dùng tiếng bồi hoặc không nói được tiếng Anh không? Là bởi vì họ sống cùng người Việt hoặc chỉ cần biết vài từ thông dụng hay dùng trong đời sống để mua bán với người nước ngoài là đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống của họ nên họ không có động lực học.

Bạn đã bao giờ có mục đích học tiếng Anh để có cơ hội đi nước ngoài, để thay đổi công việc tốt hơn, thậm chí có những người được hứa hẹn vị trí nếu cải thiện được trình độ tiếng Anh. Ấy thế mà bạn hừng hực nhiệt huyết được mấy ngày rồi lại thấy nản. Đó có phải là bởi vì nếu không có tiếng Anh, không có công việc mới tốt hơn, sống ở Việt Nam thì cuộc sống bạn vẫn ổn. Như thế bạn sẽ thấy khó khăn của việc học tiếng Anh nặng nhọc hơn công việc hay hoàn cảnh sống của bạn hiện tại. Từ đó bạn cũng không còn động lực học nữa.

Vậy thì muốn có động lực bên trong và duy trì được động lực đó, bạn phải nghĩ rằng nếu mình không biết tiếng Anh thì mình không thể sống tốt lên được. Ở đây mình chỉ nói thế để chúng ta có động lực thôi. Chứ thật ra không có tiếng Anh thì cuộc sống của bạn vẫn ổn, tùy mục tiêu cuộc sống của bạn là gì.

Như kiểu của vài giáo viên dạy Tiếng Anh, họ bắt buộc phải trau dồi trở thành những người giỏi Tiếng Anh thì họ mới có thể sống bằng nghề đó. Hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp chờ đợi bạn và cuộc đời bạn sẽ thay đổi như thế nào khi học có Tiếng Anh. Đừng vì tạm chấp nhận cuộc sống hiện tại mà bỏ đi mục tiêu trau dồi tiếng Anh hàng ngày. Cực nhọc bây giờ nhưng đổi lại tương lai tươi sáng dài hạn còn hơn là cứ sống nhàn nhàn như vầy đúng không?

Cũng có những người mục đích của họ đơn giản là có thể xem phim tiếng Anh mà không cần phụ đề. Và nếu mệt mỏi khi học tiếng Anh mà học nghĩ thời nay đầy trang web có phụ đề và họ vẫn thoải mái xem như thế thì chắc họ cũng sẽ không tiếp tục học. Nếu có nghĩ thế thì nên ngưng xem phim phụ đề cho đến khi chịu học tiếng Anh.

Có những người muốn nghe nhạc hoặc đu theo idol nào đó thì cũng nên lấy đó là động lực. Thay vì theo dõi những bài báo, bài phỏng vấn, video về idol đó bằng tiếng Việt thì hãy chuyển sang xem tiếng Anh. Không hiểu thì phải học để hiểu. Lấy idol làm động lực. Hãy thúc bản thân, biến những đam mê, sở thích đó thì mục tiêu giúp ích cho bản thân.

Nhưng trên hết, hãy nhớ “đường xa mới biết ngựa hay” cũng không nên ép bản thân quá để thấy áp lực mà nên biết sức học và hoàn cảnh của bản thân để có lộ trình học phù hợp.

Khi xác định rõ động lực bên trong rồi thì bắt đầu tiếp cận ngôn ngữ đó. Những bước tiếp theo như thế nào mình sẽ chia sẻ trong những bài sau nhé. Chúc mọi người tận hưởng quá trình trau dồi ngoại ngữ.